Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Nhà Lý mất nước vì nạn thái hậu tham nhũng quyền lực
Mấy triều liên tiếp bị 4 bà thái hậu dùng những kẻ bất tài thì nhà Lý làm sao mà duy trì được sự thịnh vượng. Chính các bà thái hậu vì tư tình hay tham quyền lực không chính đáng đã đẩy nhà Lý từ thịnh thành suy.

 



Nhà Lý là triều đại huy hoàng trong lịch sử nước ta. Sau thời gian thay đổi triều đại liên tục với khoảng thời gian rất ngắn từ Ngô sang Đinh rồi từ Đinh sang Tiền Lê thì đến nhà Lý trụ được hơn 8 đời (tính cả Lý Chiêu Hoàng là 9 đời) trong 2 thế kỷ.


 


 

 


Nhà Lý trong khoảng thời gian đầu rất thịnh trị khi đánh cả sang đất Trung Quốc để phòng ngự chủ động. Trong khoảng thời gian này, nền văn hóa nước ta phát triển rất mạnh khiến lân bang phải kính nể, thần phục. Sự ổn định tương đối dài trong thời gian đầu giúp nhân dân an cư lạc nghiệp và nhiều ngành nghề phát triển. Thế nhưng, nhà Lý về sau ngày càng suy yếu dẫn đến đất nước loạn lạc và nhà Trần nổi lên. Có nhiều lý do để một triều đại từ thịnh đến suy nhưng riêng nhà Lý thì phải kể đến ảnh hưởng tiêu cực của các thái hậu.


Có thái hậu biết xem trọng việc nước như Nguyên phi Ỷ Lan thì còn đỡ chứ gặp những Thái hậu vì tư tình, tham nhũng quyền lực thì rất mệt. Bắt đầu từ Linh Chiếu hoàng thái hậu, vợ vua Lý Thần Tông, mẹ vua Lý Anh Tông là người làm nhà Lý suy yếu. Trong vai trò Thái hậu, bà nâng đỡ quyền thần Đỗ Anh Vũ lộng hành, hãm hại nhiều trung lương khiến nhà Lý hết lương thần. Và khi xã tắc hết người giỏi đảm trách các sứ mệnh nặng nề thì cỗ máy bắt đầu trục trặc. Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: Khi nhà vua mới lên ngôi, không cứ việc lớn hay nhỏ, đều do Anh Vũ quyết định cả. Hắn ra vào nơi cung cấm, tư thông với Lê Hậu (tức Linh Chiếu). Nhân thế, Anh Vũ lại càng kiêu rông: Ở triều đình hắn vén tay, quát tháo, chỉ huy người bằng cách hất hàm, sai bảo người bằng khí sắc. Mọi người đều hé mắt sợ sệt, không ai dám nói gì.


Sau Linh Chiếu hoàng thái hậu là Chiêu Linh hoàng thái hậu (vợ vua Lý Anh Tông). Bà là mẹ đích (không phải mẹ ruột) của Lý Cao Tông, nhưng ở ngôi Thái hậu lại mưu việc phế lập ngôi vị cho con ruột của mình là Long Xưởng lên thay (Long Xưởng là con đích, từng được phong làm Thái tử và đã trưởng thành nhưng Lý Anh Tông không chọn mà lại chỉ định Lý Cao Tông 3 tuổi lên nối ngôi). Sự việc không thành nhưng suýt là làm lung lay triều Lý và cũng khiến lòng người ly tán.


Cụ thể sử chép: "Đầu năm 1178, sau khi mãn tang Tiên đế Anh Tông, Thái hậu mở tiệc ở trong điện và chiêu dụ quan lại hòng lập mưu gây sức ép buộc Cao Tông phải thoái vị, nhưng các đại thần đều một lòng nghe theo Thái úy Tô Hiến Thành, người lĩnh quản Cấm binh, khiến mưu sự không thành.


Sau khi thuyết phục các quan viên không được, bà tìm đến Tô Hiến Thành. Biết ông là người trung thực, khó mà mua chuộc, bà sai người đến gặp riêng vợ ông là Lữ phu nhân, đưa hết ngọc ngà châu báu. Ông biết được, than rằng: "Ta là đại thần nhận mệnh tiên đế dặn lại giúp vầy vua bé, nay lấy của đút mà bỏ vua nọ lập vua kia thì làm sao gặp tiên đế ở suối vàng".


Một hôm, Thái hậu lại triệu ông vào mà thuyết phục, lời nói rằng:"Ông đối với nước nhà có thể nói là người trung đấy, nhưng tuổi tác của ông cũng đã đến lúc về chiều rồi vậy mà lại đi giúp một ông vua nhỏ bé thì những việc ông làm ai biết cho? Chi bằng lập vua lớn tuổi, có lớn tuổi thì kẻ kia mới biết mà đem sự ban thưởng của một vị vua hiền đức đến cho ông, rồi ông sẽ được giàu sang mãi mãi, há không phải đẹp đẽ hay sao?"


Nhưng Tô Hiến Thành đáp lại:"Làm việc bất nghĩa mà được giàu sang, kẻ trung thần nghĩa sĩ đâu có vui làm. Lời tiên đế còn ở bên tai, điện hạ lại không nghe việc của Y Doãn, Hoắc Quang ngày xưa sao? Thần không dám vâng mệnh". Nói rồi, Tô Hiến Thành vội bước đi. Thái hậu phẫn uất nhưng không làm gì được.


Thấy không thuất phục được Tô Hiến Thành, Thái hậu đành mưu việc tạo binh biến. Trong đêm triệu gấp con trai vào cung bàn kế. Long Xưởng vừa sợ vừa mừng, bèn dùng chiếc ghe nhỏ đi theo sông Tô Lịch để vào cung. Tô Hiến Thành nhận được mật báo, chấn chỉnh quân đội hoàng cung, ngăn cản Long Xưởng vào. Long Xưởng không thể vào được, đành phải rút lui. Việc mưu phế lập không thành. Thái hậu từ đấy từ bỏ việc phế lập, rút lui khỏi chính trường".


 


Sau vụ đó, Chiêu Linh hoàng thái hậu bị giam trong hậu cung còn mẹ đẻ của Lý Cao Tông là Đỗ Thụy Châu lên làm Chiêu Thiên Chí Lý hoàng thái hậu. Bà cũng tham nhũng quyền lực khiến nhà Lý càng đổ nát.


Đại Việt sử ký toàn thư chép: Năm 1179, Tô Hiến Thành ốm nặng, Tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu bên cạnh, Gián nghị đại phu Trần Trung tá vì bận việc không lúc nào rỗi để tới thăm hỏi. Đến khi bệnh nặng, Đỗ thái hậu thân đến thăm, hỏi Hiến Thành: "Nếu có mệnh hệ nào thì ai là người có thể thay ông?".


Hiến Thành trả lời: "Trung Tá có thể thay được"


Thái hậu nói: "Tán Đường hàng ngày hầu thuốc thang, sao không thấy ông nhắc đến?"


Hiến Thành trả lời: "Vì bệ hạ hỏi người nào có thể thay thần nên thần nói đến Trung Tá, còn như hỏi người hầu dưỡng thì phi Tán Đường còn ai nữa?"


Thái hậu khen là trung, nhưng cũng không dùng lời ấy. Sau khi Tô Hiến Thành mất, bà cho em trai mình là Đỗ An Di làm phụ chính, nắm quyền triều đình. Đỗ An Di có uy quyền lớn khiến nhiều người khiếp sợ.


 


Tiếp đến, Đàm thái hậu, vợ vua Lý Cao Tông cũng góp phần khiến nhà Lý sụp đổ nhanh. Năm 1210, Cao Tông hoàng đế băng hà. Thái tử Lý Hạo Sảm lên ngôi, tức Lý Huệ Tông tôn mẹ làm Hoàng thái hậu. Đàm thái hậu là người cứng rắn, đích thân bà cùng Huệ Tông nghe chính sự, lại phong em trai là Dĩ Mông làm Thái sư, cùng Thái hậu trông coi triều chính, Huệ Tông không can dự vào.


Đàm Dĩ Mông là người không có học thức, lại nhu nhược không quyết đoán, mọi việc do Đàm Thái hậu quyết định. Thái hậu là người chỉ nghĩ đến dòng họ và củng cố quyền lực nên không có chính sách gì đối với tình hình quốc gia mà chỉ gia tăng thế lực nhằm củng cố địa vị. Từ đó chính sự nhà Lý càng bất ổn".


Việc Linh Chiếu thái hậu trọng dụng Đỗ Anh Vũ vì tư tình, Chiêu Linh hoàng thái hậu mưu đảo chính vì muốn có ngôi cho con trai, Chiêu Thiên Chí Lý hoàng thái hậu dùng em trai bất tài Đỗ An Di, Đàm thái hậu phong Đàm Dĩ Mông ít học làm thái sư... Mấy triều liên tiếp bị các bà thái hậu âm mưu dùng những kẻ bất tài thì nhà Lý làm sao mà duy trì được sự thịnh vượng. Chính các bà thái hậu vì tư tình hay tham quyền lực không chính đáng đã đẩy nhà Lý từ thịnh thành suy. Ở đây chúng tôi không có ý chê các bà thái hậu là phụ nữ mà can chính vì thái hậu Ý Lan trước đó lại làm rất xuất sắc khi phải nhiếp chính (trên thực tế, thời phong kiến thì ít phụ nữ được theo học việc kinh bang tế thế). Cái nguy hiểm ở đây là việc các bà thái hậu lợi dụng địa vị, chức vụ để tham nhũng quyền lực, dùng người không đúng thì rất nguy hiểm, có thể kéo đổ một triều đại hưng thịnh.


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)
    Vị Công tôn nữ cuối cùng làm gối tựa cung đình Huế qua đời (25-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Tổ tiên của người hiện đại ăn gì? (10-06-2018)
    Lời ru ngàn xưa cũng phải giữ gìn (06-06-2018)
    Sự chuyển nghĩa lý thú của từ Hán Việt theo thời gian (11-02-2018)
    Hồ Quý Ly đường cùng không giữ khí tiết là điều đáng thẹn (15-01-2018)
    3 nền văn minh trải dài trên 3 miền nước ta là điều rất đặc biệt (12-01-2018)
    Chuyện một đế quốc ở Nam Bộ biến mất trước khi người Việt đặt chân tới (08-01-2018)
    Sách về Nam Phương - Hoàng hậu cuối cùng: chuyện mẹ chồng - nàng dâu (1) (05-01-2018)
    Không có chuyện vua Quang Trung quỳ lạy trước Càn Long (03-01-2018)
    3 nền văn minh trải dài trên 3 miền nước ta là điều rất đặc biệt (01-01-2018)
    Chư hầu của Đại Việt uy hiếp nhà Tống, vua Lý toan động binh (30-12-2017)
    Xin đừng tự gọi nước mình là An Nam (27-12-2017)
    Sự chuyển nghĩa lý thú của từ Hán Việt theo thời gian (26-12-2017)
    Cuốn sách lịch sử với các chi tiết sai trái về chủ quyền Biển Đông (23-12-2017)
    Lạc Long Quân lấy Âu Cơ và chuyện hòa giải dân tộc (19-12-2017)
    Sử gia nhà Nguyễn phủ nhận yếu tố hoang đường của Con Rồng - Cháu Tiên (14-12-2017)
    Hành trình chữ Quốc ngữ khai tử chữ Hán trên đất Việt (06-12-2017)
    Tần Thủy Hoàng nhập nhèm chuyện biên giới với người Việt (02-12-2017)
    Để chữ quốc ngữ có thanh điệu, cần ghi công một cậu bé (30-11-2017)
    Chữ quốc ngữ buổi đầu: Người Nhật chê, người Việt nhận (27-11-2017)
    Đem tù binh tới chân thành, tướng Minh khiếp vía cầu hòa (24-11-2017)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152763192.